ND - Hàng nghìn năm
nay, trong cuộc sống của người Việt, việc thờ cúng tổ tiên luôn được coi trọng.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, truyền thống ấy ngày càng được củng cố, bồi đắp với
nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó có việc xây dựng và giữ gìn nhà thờ họ ở mỗi
vùng quê, mỗi làng xã.
Nhà thờ họ - hay còn gọi
là từ đường là công trình kiến trúc được xây dựng để dành riêng cho việc thờ
cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ (tính theo phụ hệ - dòng bên cha).
Ở đó mỗi năm, vào ngày giỗ, con cháu về tụ họp đông đủ, thắp hương tưởng nhớ những
người đã khuất. Người sống ngay trong làng có mặt, người làm ăn phương xa cũng
về, chuyện trò, chia sẻ tình cảm, bàn cách giúp đỡ người gặp khó khăn. Vì thế,
nhà thờ họ có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn, vì vừa là nơi tiến hành nghi lễ
truyền thống để con cháu thể hiện lòng biết ơn các bậc sinh thành, vừa là nơi
các thành viên họ tộc dù cách xa về địa lý vẫn có điều kiện gặp gỡ, quây quần
bên nhau. Trên cả nước, trong đó phổ biến ở các tỉnh phía bắc và miền trung,
nhà thờ của các dòng họ lớn, các chi dòng họ nhỏ được nhiều thế hệ con cháu vun
đắp, xây dựng. Cùng với thời gian, những ngôi từ đường cổ kính, trang nghiêm ấy
luôn luôn ở trong tâm trí mọi thành viên của dòng họ, là niềm tự hào đối với mỗi
người con sinh sống trên khắp mọi miền khi nói về quê hương.
Gần đây, việc sửa sang,
trùng tu nhà thờ họ diễn ra khá ồ ạt, nhiều nhà thờ họ được xây mới. Điều đáng
phê phán là ở một số nơi, đã xuất hiện hiện tượng con cháu phát động, tiến hành
xây dựng công trình nhà thờ họ đồ sộ, nguy nga tráng lệ nhằm mục đích phô
trương dòng họ của mình, thậm chí tìm cách xây nhà thờ họ tại vị trí đẹp hơn so
với nhà thờ của dòng họ khác. Vậy rồi, một dòng họ trong làng bỗng nhiên thấy
nhà thờ của họ tộc mình nhỏ hơn bèn lên tiếng phản đối, đề nghị dòng họ mình
nên phá bỏ nhà thờ cũ, xây nhà thờ mới to đẹp hơn. Và cứ thế, việc xây dựng nhà
thờ họ vốn là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống đã bị làm cho biến dạng,
trở thành sự ganh đua giữa các dòng họ với quan niệm: nhà thờ họ càng to càng
chứng tỏ là con cháu của dòng họ ấy giàu có, thành đạt. Rồi, thường thì việc
xây dựng nhà thờ họ được xây dựng dựa trên kinh phí huy động từ đóng góp của
người trong họ, không kể là giàu hay nghèo. Và việc huy động này có khi đã dẫn
tới các xích mích, tranh chấp rất không đáng có. Lại nữa là tổ chức ăn uống
lãng phí, rồi từ một vài hành vi hoặc ngôn từ quá khích mà một vài người trong
cùng dòng họ đã có ứng xử thiếu văn hóa với nhau. Trong thực tế, hiện tượng này
đã làm mất đi niềm vui của mọi người, làm suy giảm ý nghĩa thiêng liêng của
ngày cúng giỗ tổ tiên.
Có ý thức về công ơn của
tổ tiên, ông bà và bày tỏ lòng hiếu nghĩa đối với người đi trước là một hành động
đáng quý, cần được khuyến khích. Tuy thế, không nên vì ganh đua, vì phô trương
mà làm mất đi ý nghĩa của việc xây dựng, giữ gìn nhà thờ họ - một mỹ tục của
văn hóa truyền thống đã duy trì từ bao đời nay.
Nhắc tới cây quả phật thủ thì hẳn ai cũng biết được giá trị về tâm linh của qua phat thu đối với mỗi bàn thờ cúng tổ tiên trong các gia đình, là một trong 5 trái cây thờ cúng chính tổ tiên của dân tộc ta trong mỗi dịp lễ, tết, tại các đình, chùa... quả giống như bàn tay của Phật xưa đang giang tay chắp ngón cầu nguyện.
Trả lờiXóaĐây là loại quả mang lại nhiều ý nghĩa, nhất là đối với nong nghiep Việt Nam.